Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
TRUYỀN THỐNG

         Sau năm 1975, Mông Ân là một xã thuộc huyện Bảo Lạc.

         Ngày 25 tháng 9 năm 2000, xã Mông Ân chuyển sang trực thuộc huyện Bảo Lâm mới thành lập.

         Ngày 27 tháng 10 năm 2006, điều chỉnh 4.036 ha diện tích tự nhiên và 2.619 người của xã Mông Ân để thành lập thị trấn Pác Miầu, điều chỉnh 1.800 ha diện tích tự nhiên và 653 người của xã Mông Ân về xã Mông Ân, điều chỉnh 330 ha diện tích tự nhiên và 189 người của xã Mông Ân về xã Thái Học.

Sau khi điều chỉnh, xã Mông Ân còn lại 5.341 ha diện tích tự nhiên và 2.960 người.

Đến năm 2019, xã Mông Ân được chia thành 18 xóm: Khau Trù, Lũng Vài, Bản Mỏ, Nặm Ngoại, Nà Làng, Nà Mấu, Nà Pồng, Phiêng Mẹng, Phia Phi, Phia Mản, Khau Piò, Lũng Piào, Nà Bon, Nà Pết, Đon Sài, Khau Lệnh, Khau Lạ A, Khau Lạ B.

         1. Truyền thống yêu nước  Đáng quý, đáng trân trọng nhất là phải kể đến truyền thống yêu nước của dân tộc trên địa bàn xã. Từ khi Tổ quốc bị xâm lăng cho đến thời kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tinh thần yêu nước của cả dân tộc như một vũ khí mạnh mẽ, có sức mạnh vô song. Khi đất nước có chiến tranh, già trẻ, gái trai đều tham gia đánh giặc, không phân biệt tuổi tác, giới tính. Tinh thần yêu nước, truyền thống yêu nước là yếu tố tiên quyết để họ đưa ra quyết định xông pha chiến trường.

           2. Tinh thần đoàn kết

           Bên cạnh đó, tinh thần đoàn kết cũng là một giá trị truyền thống lâu đời, mang đậm bản sắc văn hóa người Việt. Mỗi khi đất nước gặp thiên tai, dịch bệnh, tinh thần đoàn kết lại trỗi dậy một cách mạnh mẽ.

          Trên khắp đất nước quyên góp tiền, hiện vật, giúp đỡ bà con sửa sang lại nhà cửa, khắc phục hậu quả sau thiên tai. COVID-19 lũ lụt miền Trung không làm giảm đi tinh thần đoàn kết của đồng bào Việt Nam.

          3 Tinh thần cần cù, sáng tạo, tiết kiệm trong lao động sản xuất

         Cần cù, siêng năng là một trong những giá trị đạo đức nổi bật, phẩm chất đáng quý của người Đông Á, trong đó có Mông Ân. Đối với mỗi người dân Mông Ân luôn  cần cù, siêng năng, sáng tạo trong lao động là điều phải làm vì có như vậy mới có của cải vật chất. Phẩm chất cần cù, chịu thương chịu khó trong lao động của người Việt Nam luôn gắn với sự dành dụm, tiết kiệm và trở thành đức tính cần có như một lẽ tự nhiên. Như vậy, đầu tiên, đức tính cần cù, sáng tạo và tiết kiệm trong lao động chính là yếu tố quan trọng giúp con người có thể đảm bảo được việc duy trì cuộc sống cá nhân. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, sự cần cù, sáng tạo đi đôi với thực hành tiết kiệm trong lao động sản xuất của mỗi người Mông Ân càng trở nên có ý nghĩa thiết thực, bởi đây chính là động lực tiên quyết nhằm tăng năng suất, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, qua đó tự mỗi người đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

         4. Truyền thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và thế hệ trẻ Mông Ân

 

 

Tin mới


Đăng nhập
ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang